Một Đời Dâng Hiến
Một Đời Dâng Hiến kể lại cuộc đời cuả nữ tu Antony Nhẫn, một bông hồng trên đất khổ, một người duy nhất ở lại trại cùi Quy Hoà chăm sóc hàng trăm bịnh nhân trong những hoàn cảnh ngặt nghèo đến cùng cực. Người nữ tu xinh đẹp yếu đuối ấy đã sống và chết cho một lý tưởng cao đẹp. Người như một thiên thần giưã đời, như một vị thánh trong lòng những người bạn cùi, người cùng đồng hành với họ trong những nỗi thống khổ vô cùng vô tận cuả thân xác bịnh hoạn, bị bỏ rơi, đói khổ.. Chính trong những cùng cực tuyệt vọng cuả kiếp người, Dì Antony đã làm sáng lên những hy vọng, đã chứng minh được giá trị làm người cao đẹp và con đường đau khổ chính là con đường nở hoa những ân lộc cho đời J.P.Satre cho đời là vô nghiã, là “buồn nôn”(La Nausée), coi tha nhân là điạ ngục (L’enfer, c’est les autres), A.Camus coi hiện hữu là phi lý, tha nhân là kẻ xa lạ (L’Étranger), sống là ngộ nhận (Le Malentendu), coi “bản chất cuả hiện sinh là nổi loạn vì nó không tìm đâu ra chân lý .“( Hoàng Nhân- Văn Học Phương Tây.Nxb Giáo Dục 2001.tr 752), với ý thức như thế về tồn tại, triết học hiện sinh dẫn đến sự bế tắc. Trái lại, Một Đời Dâng Hiến là cảm nghiệm hiện sinh từ trong những nỗi thống khổ cùng cực cuả thân phận làm người, từ đó nhận ra tha nhân chính là hạnh phúc, phục vụ tha nhân chính là ý nghiã cao đẹp cuả cuộc đời. Những điều tưởng như phi lý, tưởng như không thể hiểu, không thể chấp nhận được, lại trở nên hợp lý tuyệt vời. Tư tưởng nền tảng cuả tác phẩm là lòng yêu mến tha nhân, là nhận lấy