Truyện dài : ĐỒNG HÀNH | Chương Mười
Truyện dài : ĐỒNG HÀNH | Chương Mười
Tác giả: Song Nguyễn
10
Người làm cho đàn bà son sẻ,
Thành mẹ đông con, vui cửa vui nhà.
(Tv 112,9)
Trời đã gần sáng, tình hình vẫn yên tĩnh, không thấy “nó” trở lại. Chung quanh có tiếng gà gáy sáng, chị hơi yên trí, có lẽ sẽ qua khỏi. Chị thấy thấm mệt, chị kéo đứa nhỏ sang quá nửa bàn phía chị, rồi gục xuống bàn cố nhắm mắt một chút. Không biết chị ngồi như vậy ngủ được bao lâu, cơn sợ hãi ập đến lôi chị dậy. Ngồi thẳng lên, chị mới cảm thấy lưng lành lạnh, biết là mồ hôi chị đã toát ra vì cơn ác mộng vừa rồi.
Ánh sáng lọt qua khe cửa dọi vào nhà làm cho chị có thể nhìn thấy hết mấy đứa trẻ nằm trước mặt, khiến sự lo lắng cùng dâng lên với ánh sáng. Chị phải làm gì cho lũ trẻ này? Đứa bé trước mặt chị vẫn còn nóng lắm, chị xoa bóp chân tay và cạo gió cho bé, nhưng cạo bằng tay, gió không chịu ra. Chị để bé nằm yên, xuống nhà bếp tìm đồ cạo gió. May chị mò được mảnh vỏ chai, dùng nó cạo gió. Giờ chỉ cần chút dầu gió nữa là thực hiện được. Chị nhớ ra mấy cụm rau thơm gần chỗ lu nước, chị mở cửa bứt một nắm. Thế là chị có thể thực hiện nhiệm vụ bà lang: vò mấy lá rau thơm sát vào lưng bé, rồi lấy vỏ chai cạo. Không ngờ mà công hiệu, từng lằn thịt đỏ dần, bé dịu lại, đỡ rên rẩm. Bé tiếp tục ngủ.
Còn lũ lớn, đứa trước đứa sau thức giấc đang ngồi bó gối, trố mắt nhìn chị săn sóc cho đứa bé. Chúng thấy chị ngừng tay, chúng cũng muốn chị để ý đến chúng. Chúng khẽ kêu thăm dò:
– Đói quá, Dì ơi!
Chị không dám nhìn chúng nữa, sợ chị không cầm nổi lòng. Chị trấn an chúng:
– Đợi chút nữa sáng tỏ, Dì đi kiếm ăn cho.
Nghe chị trả lời, có đứa hết hy vọng, lại nằm xuống chờ đợi. Còn phần chị hứa đi kiếm ăn, nhưng cũng chưa biết đi kiếm ăn thế nào và bao giờ thực hiện được.
Trời sáng tỏ, chị đánh liều mở cửa ra ngoài dò la tin tức, mặc dù Cha Sở dặn đừng ra ngoài. Nhưng cho đến giây phút này không được tin tức gì của Cha, mà không lẽ cứ ở mãi trong căn nhà thiếu thốn mọi thứ để rồi chết sao. Nhưng nếu ra đi mà có mệnh hệ gì thì… Chị tự nhủ: Ôi! Nếu có sao cũng là bổn phận, ăn nhằm gì. Mặc dù đã định tâm như vậy, nhưng hai chân chị cứ như dính vào nhau, hai hàm răng chạm vào thành tiếng. Rồi khi đang đi mà có tiếng động mạnh là chị giật thót mình lên, mãi tới lúc thấy có bóng người đi lại, chị mới đỡ sợ. Chị trở lại khu vực nhà thờ, nhà xứ, xem còn cái gì nhặt nhặn được hay có thể biết thêm tin tức gì không?
Mấy người quen xúm lại hỏi thăm tin Cha Sở, hỏi thăm về cái chết của Dì Năm. Thực ra chị cũng chẳng biết gì nhiều hơn họ. Ngược lại, họ còn cho chị biết nhiều tin, nào là nguyên nhân địch tấn công và quyết tâm phá làng, nào là thiệt hại hai bên, nào là Cha Sở đã hoạt động ra sao, và vì sao Cha phải lánh mặt, nhất là địch quyết tâm phong tỏa làng cho đến khi nào làng qui thuận mới chịu… Càng nghe thêm chị càng rối trí, rối lòng, trong khi sứ mạng của chị là đang đi chạy ăn cho mấy đứa nhỏ.
Chị thấy không còn có hy vọng kiếm thêm được món đồ gì trong khu nhà xứ, nhà Dì; chị đánh liều gặp nhà nào vô nhà đó, nhà cho món này, nhà giúp món kia. Có nhà chả có gì mà cho. Qua đó, chị nhận thấy rằng dân chúng ở đây tuy nghèo cả, nhưng rất đoàn kết và giúp đỡ nhau tận tình, tuy nhiên phương tiện quá eo hẹp.
Chị đi cả buổi mới được mươi ống gạo – Ở đây thóc nhà nào cũng dư thừa, nhưng gạo thì ăn đến đâu xay đến đó. Mấy cái chén, mấy đôi đũa, chút muối, chút mắm, mượn được vài cái nồi… lỉnh kỉnh một thùng đầy. Chị vừa đội đi một quãng, gặp một người dáng dấp có vẻ bí mật, ông ta nói:
– Coi chừng “nó” mà phát hiện ra chuyển vận đồ đạc là nó theo dõi đó.
Nghe nói chị đâm hoảng, không lẽ bỏ đi. Ở nhà lũ trẻ đang ngồi méo mặt khóc… Thôi! Đã trót liều thì liều luôn. Hồi đi chị dò dẫm bao nhiêu, giờ này chị đi lẹ bấy nhiêu.
Về đến nhà, chị thấy lũ trẻ lố nhố, nhưng không đứa nào dám ra khỏi cửa vì khi đi chị đã cấm: em nào trái lệnh là chị bỏ đói. Chị bước vào nhà bỏ thúng xuống, tụi nhỏ xà tới hỏi rối rít:
– Có gì ăn không, Dì?
Đứa khác:
– Con đói lắm rồi, Dì.
Chị không kịp trả lời đứa nào cả, quay lên bàn chị hỏi:
– Ai coi bé, sao bé đã khá chưa?
Đứa bé đứng bên chị hồi nào chị cũng không hay. Bé ôm bụng nói:
– Con đói quá, Dì ơi!
Chị xoa đầu bé nói:
– Ừ, tụi con lui ra đợi một chút, Dì nấu cơm cho tụi con ăn.
– Dì Sáu nấu nhiều nhiều nghen! – một đứa nói chen vào.
Nồi cơm chín tới vừa bắt ra, mắt đứa nào đứa nấy nhìn hau háu vào nồi cơm. Chị phát cho mỗi đứa một đôi đũa, một cái chén, và ra hẹn, em nào đánh vỡ, làm mất là phải ăn bốc. Hình như chúng cũng phần nào hiểu được hoàn cảnh khó khăn này. Kinh nghiệm hôm qua chúng mới ăn cháo nấu bằng ấm đun nước và phải dùng đến cả vung ấm làm chén ăn, nên đứa nào cũng