Phương Pháp Biên Kịch
PHƯƠNG PHÁP BIÊN KỊCH
Ban văn hóa giáo phận Xuân Lộc
Kịch bản là văn bản ghi lại tiến trình phát triển của chủ thể, thông qua hệ thống mục đích, nhằm thể hiện ý tưởng của người biên tập. Theo từ điển tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “Kịch bản, đó là vở kịch ở dạng văn bản”. Theo định nghĩa, kịch bản là văn bản ghi chi tiết các sự kiện, cảnh quay và các hành động của các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật. Và kịch bản được sử dụng như một kế hoạch cho quá trình biểu diễn, nhằm giúp đạo diễn, diễn viên và những người tham gia chương trình hiểu và thực hiện các yêu cầu cụ thể của tác phẩm.
- I. KHÁI QUÁT VỀ SÂN KHẤU KỊCH VÀ KỊCH BẢN
- Khái quát về sân khấu kịch
– Kich nói có sớm nhất cách đây vài ngàn năm ở Hy Lạp. Và kịch xuất hiện lần đầu tiên ở Hà Nội tại Việt Nam.
- Khái niệm về kịch bản sân khấu kịch
– Kịch bản là câu chuyện được thể hiện qua hành động đối kháng của các nhân vật. Khi kịch bản đạt tới cao trào của xung đột, thì ngay sau đó kịch bản chấm dứt. Khi kết thúc kịch là sự thay đổi số phận của các nhân vật trong kịch.
+ Câu chuyện: đòi hỏi phải có mở đầu, phát triển diễn biến và kết thúc
+ Kịch tự sự: có hoàn cảnh dẫn đến cản trở các nhân vật bằng hành động
+ Xung đột: có mâu thuẫn thì có xung đột. Ngôn ngữ của kịch là hành động.
- II. NGUYÊN LÝ ARISTOTE ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG SÁNG TÁC KỊCH NGẮN
- Sơ lược tam duy nhất
– Luật tam duy nhất là 3 cái duy nhất: không gian, thời gian và hành động
- Nguyên lý chính yếu Aristote
– Một địa điểm (không gian)
– Một thời gian (được diễn tả liên tục, không bị cắt đoạn về mặt thời gian). Nói cách khác, thời gian của kịch theo nguyên lý Aristote là một dòng chảy liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc (thời gian cuộc sống một buổi sáng, buổi tối…).
– Một hành động (diễn biến thông qua hành động)
III. HỆ THỐNG TÌNH TIẾT VÀ SỰ KIỆN
- Tình tiết
– Tình tiết là sự việc liên quan đến một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (Ví dụ, 1m4, dáng đi. Ngày hôm nay, sinh nhật tôi… là tình tiết liên quan đến tôi).
- Kinh nghiệm sự kiện
– Sự kiện là sự việc liên quan đến tác động một nhóm người hoặc rất nhiều người. Hôm nay, tôi tổ chức cho đồng nghiệp, cho gia đình (một nhóm người có một sự kiện (ảnh hưởng đến nhiều người), do có người bỏ công việc đi sinh nhật, mua quà….
- So sánh tình tiết và sự kiện
– Đó cũng là một sự việc, nhưng khác nhau liên quan đến một người và nhiều người.
- Vai trò của tình tiết và sự kiện trong kịch bản
– Nhân vật có nhiều tình tiết
– Con người xuất hiện trên trái đất có nhiều sự việc liên quan đến mình và người khác, đó là sự kiện.
– Mối liên quan giữa tình tiết và sự kiện. Tình tiết trở thành nguyên nhân xảy ra sự kiện. Ngược lại, sự kiện là nguyên nhân xảy ra tình tiết. Kịch là mối dây liên hệ giữa tình tiết và sự kiện. Ví dụ, sự kiện Vượt qua Biển Đỏ (Xh 12,37-42) có nhiều người đi về Đất hứa, có người vui mừng, có người than vãn.
– Quan hệ giữa tình tiết và sự kiện. Có khi là nguyên nhân khởi phát của hành động và cũng có khi là kết quả của hành động. Kịch là mối quan hệ hành động giữa tình tiết và sự kiện.
- Vận dụng tình tiết và sự kiện vào sáng tác kịch ngắn
– Ba sự kiện: mở đầu, trung tâm và kết thúc
+ Sự kiện mở đầu: nhân vật hành động
+ Sự kiện trung tâm: hành động đạt đến trung tâm; hành động nguy cơ triệt tiêu; hành động chuyển hướng
+ Sự kiện kết thúc
- HÀNH ĐỘNG KỊCH
- Khái niệm
– Những cử chỉ, hành vi động tác do con người thực hiện, nhằm đạt tới mục đích nào đó, gọi là hành động.
– Các nhân vật có hành động đối kháng với nhau thì gọi là hành động kịch.
- Những đặc điểm cơ bản của hành động
– Hành động hình thể: thể hiện qua động tác, hành vi như chaỵ, đánh…
– Hành động tâm lý: không nhận biết bằng mắt những diễn biến bên trong
– Diễn biến của hành động: cảm thụ nhân vật như thế nào – phán đoán – quyết định hành động
- CẤU TRÚC KỊCH BẢN
- Bố cục kịch bản
– Mở đầu (giao đãi) bằng tình huống, dẫn đến sự kiện mở đầu, và xuất hiện với hoàn cảnh các nhân vật đưa tới sự kiện mở đầu.
– Diễn biến (thắt nút) của sự kiện trung tâm
– Kết thúc (mở nút) kết thúc
- Cấu trúc kịch bản
– Theo truyền thống (cổ điển) như hồi, chương (hiện nay đã bỏ), màn (cảnh), lớp
– Cấu trúc hiện đại của kịch ngắn
– Lớp kịch. Kịch ngắn có lớp kịch (03 đến 07 lớp)
+ Lớp I đến lớp II là sự kiện mở đầu
+ Lớp III đến lớp IV là sự kiện trung tâm
+ Lớp V đến lớp cuối là kết thúc
- Xây dựng đề cương kịch
– Tên kịch bản
+ Thời gian: ngày hôm nay
+ Địa điểm: bờ sông
+ Nhân vật: vợ chồng người nông dân, người đi đường
– Nội dung
+ Lớp I và lớp II
– vợ người nông dân và người đi đường
– người đi đường cõng người nông dân
– vợ người nông dân trả tiền, người đi đường không nhận (sự kiện mở đầu)
+ Lớp III
– vợ người nông dân và chồng người nông dân
– chồng truy vấn vợ
– bảo vệ người khác (người đi đường)
+ Lớp IV
– vợ chồng người nông dân và người đi đường
– người đi đường nhận tiền (sự kiện trung tâm)
- SOẠN THẢO ĐỐI THOẠI KỊCH
- Khái niệm về lời thoại trong kịch
– Đối thoại kịch là hình thức thể hiện của hành động kịch
- Yêu cầu cơ bản của đối thoại kịch
– Tính văn học: đảm bảo yếu tố ngữ pháp, vẻ đẹp của câu, của chữ, chắt lọc ngôn ngữ để thể hiện đối thoại kịch
– Tính hành động: hành động trong đối thoại kịch
– Tính thông tin, thông báo
– Thể hiện hành động riêng của nhân vật.
VII. MỘT SỐ CÁCH TRÌNH BÀY ĐỐI THOẠI TRONG KỊCH
- Lời thoại
– Lời thoại xen kẽ gợi ý nhiều khía cạnh liên quan (giận dữ) và lời thoại mang tâm trạng nhân vật (yếu ớt, vừa đi vừa nói)
- Lời thoại kết hợp dẫn giải
– Hành động kết hợp với những yếu tố bên ngoài, thể hiện ý muốn của tác giả
– Lời thoại âm nhạc dạt dào cảm xúc (như màn đêm buông xuống)
VIII. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG SÁNG TÁC KỊCH
- Chủ đề và tử tưởng chủ đề
– Tử tưởng chủ đề của một tác phẩm là mục đích hướng tới của tác giả, nhằm gửi gắm tinh thần nào đó đến độc giả hoặc khán giả
– Có thể hiểu tư tưởng của chủ đề chính là thông điệp người viết gửi đến người đọc, người xem.
- Từ tư liệu đời sống đến chất liệu kịch
– Sự thật trong kịch là sự thật đời sống
– Đời sống là tư liệu quý giá
TẤM CÁM
(trích đoạn bà lão hàng nước)
Một hôm, bà hàng nước sống độc thân, rình ở bụi cây sau nhà. Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. Tấm từ trong quả thị chui ra để sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng cho bà lão. Khi thấy cô gái xinh đẹp trong nhà thì bà mừng quá, bà lão xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Tấm không chui vào quả thị lại được nữa, đành ở lại với bà hàng nước, thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà bán hàng.
Thình lình, vua ra khỏi hoàng cung đi chơi, ghé vào quán hàng nước. Bà lão mang trầu têm cánh phượng dâng lên vua. Thấy trầu, vua bật dậy, truy vấn bà lão trầu này ai têm. Bà lão lường lạt vua là do bà têm. Vua ra lệnh cho bà lão têm. Bà lão không têm trầu được, mắc tội phạm thượng, bị tội chém đầu.
Từ nhà dưới, Tấm tiến lên nhận mình là người têm trầu. Vua nhận ra Tấm ngày trước, đòi đón Tấm về cung. Tấm không chịu về vì không muốn bỏ bà lão một mình. Để thuyết phục Tấm về cung, vua ra điều kiện Tấm dệt áo long bào trong vòng 1 canh. Tấm không dệt kịp, đành theo vua về cung cùng với bà lão.
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG KỊCH BẢN
Nguyên lý Aristote được áp dụng trong sáng tác kịch bản theo luật tam duy nhất, nghĩa là ba cái duy nhất: không gian, thời gian và hành động
– Một địa điểm (không gian)
– Một thời gian (được diễn tả liên tục, không bị cắt đoạn về mặt thời gian). Nói cách khác, thời gian của kịch theo nguyên lý Aristote là một dòng chảy liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc (thời gian cuộc sống một buổi sáng, buổi tối…).
– Một hành động (diễn biến thông qua hành động)
- TÊN KỊCH BẢN “CÔ GÁI TÊM TRẦU” (phỏng theo truyện Tấm cám, trích đoạn bà lão hàng nước)
- Thời gian : ngày hôm nay
- Địa điểm : tại túp lều
- Nhân vật : bà lão; Tấm; Vua; Quan cận thần
- NỘI DUNG
- Lớp I : BÀ LÃO VÀ TẤM
– Tấm từ trong quả thị chui ra giúp bà lão
– Tấm ngồi khung cửi kéo sợi
– Bà lão chuẩn bị phá bỏ vỏ thị để Tấm không trở vào được
– Tấm ngăn cản bà lão xé vỏ thị
– Bà lão cương quyết xé vỏ thị, Tấm đành chấp nhận ở với bà lão
– Tấm đồng ý làm con nuôi, báo hiệu giông tố mới
- Lớp II : VUA, BÀ LÃO VÀ QUAN CẬN THẦN
– Vua vi hành mệt mỏi nên ghé vào quán nước bên vệ đường
– Phát hiện miếng trầu trên bàn trà, vua liền tra khảo bà lão
– Bà lão nhận mình là người têm trầu
– Vua yêu cầu bà làm một lần cho vua xem
– Bà lão không têm được, quan cận thần truyền lệnh chém đầu
– Quan cận thần đẩy bà vào chỗ chết, bà hy sinh mạng sống cho con
- Lớp III : VUA VÀ TẤM
– Tấm xuất hiện, xin chết thay cho mẹ
– Vua nhận ra Tấm, xin đón Tấm về cung nhưng cô không chịu
– Vua ra điều kiện cho Tấm dệt áo choàng trong một canh thì sẽ được ở lại
– Tấm không thực hiện được… bà lão động viên Tấm về cung giúp vua
– Tấm và bà lão lên kiệu về cung cùng với vua
“CÔ GÁI TÊM TRẦU”
(phỏng theo truyện Tấm cám, trích đoạn bà lão hàng nước)
- Thời gian : ngày hôm nay
- Địa điểm : tại túp lều
- Nhân vật : bà lão; Tấm; Vua; Quan cận thần
BÀ LÃO : (nói thầm, đi đi lại lại trong túp lều) Chà! hôm nay, lão nhất định phải rình xem ai là người đã giúp lão dệt vải, dọn dẹp nhà cửa sạch đẹp, gọn gàng đến thế (giả vờ đi chợ, nép vào bụi cây sau túp lều rình, rón rén nhìn qua khe cửa)
TẤM : Bà lão đi rồi, ta cám cảnh đời sống cơ cực của bà lão quá, ta sẽ ra giúp bà lão sắp xếp lại nhà cửa cho ngăn nắp… dệt cho bà tấm áo mặc mùa đông (trong quả thị chui ra, ngồi trên khung cửi kéo sợi)
BÀ LÃO : Oh, Cô bé xinh đẹp quá. Lão phải giữ cô bé lại thôi (suy tính cách giữ chân Tấm ở lại)
TẤM : (chăm chú công việc dọn dẹp) Bà lão tuổi già sức yếu, lại phải bán buôn, nên nhà cửa bề bộn quá. Thương bà lão quá.
BÀ LÃO : A! Lão bắt được cô rồi (thấy cô gái đang dệt cửi, bà lão rón rén lại gần, ôm chầm lấy cô)
TẤM : (giật mình, hốt hoảng) Bà ơi! Con xin bà thả con ra. Bà cho con trở lại quả thị. Con van bà.
BÀ LÃO : Không, không được (lắc đầu)
TẤM : Con van bà. Bà hãy thả con ra để con trở lại với quả thị, vì đời con trước đây truân chuyên lắm (lúc lắc người để thoát thân)
BÀ LÃO : Con hãy ở lại đây với lão. Lão chỉ sống có một mình, lão cô độc lắm. Lão sẽ bảo vệ con được bình an tư bề.
TẤM : Con van xin bà. Bà cho con trở lại quả thị.
BÀ LÃO : Không được, lão gặp được con, lão hạnh phúc lắm (nhanh tay xé nát vỏ thị). Con sẽ là con lão. Mẹ sẽ bảo vệ con.
TẤM : Mẹ xé vỏ thị rồi, làm sao con trở lại được nữa. Con xin ở với mẹ (đồng ý)
…….
LÍNH : Loa… Loa… Loa… Hoàng Thượng giá lâm
TẤM : Mẹ ơi, Hoàng Thượng sắp giá lâm rồi, con xin phép mẹ vào trong (nghe tiếng người lính thổi loa, xin khiếu vào trong trốn)
LÍNH : Loa… Loa… Loa… Hoàng Thượng giá lâm
BÀ LÃO : Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế
VUA : Bình thân (Vua ghé ngang qua quán nước ven đường)
BÀ LÃO : Tạ ơn Hoàng Thượng. Lão mời Hoàng Thượng dùng trà.
VUA : Này, bà lão, trầu này do ai têm ? (nhìn thấy trầu, vua giật mình, đứng bật dậy, nói lớn)
BÀ LÃO : Dạ, khởi bẩm… là do lão têm ạ!
VUA : Bà lão kia, ta hỏi bà lần nữa, trầu này do ai têm (quyết liệt hơn)
BÀ LÃO : Dạ, dạ là do… do lão têm (sợ hãi)
VUA : Bà hãy têm cho trẫm xem một lần?
BÀ LÃO : Vâng, vâng ạ! (Bà lão run rẩy)
VUA : Này bà lão kia, hãy nhìn xem trầu têm cánh phượng trong dĩa so với trầu mà lão vừa têm… như thế nào ? (Vua giận dữ)
BÀ LÃO : Bẩm, bẩm… của lão têm… (Bà lão run rẩy)
QUAN : Lão dám khi quân phạm thượng. Lính đâu. Hãy mang lão ra ngoài chém đầu.
……
TẤM : Dạ, khởi bẩm Hoàng Thượng, thần xin chết thay cho mẹ (ở nhà dưới chạy lên, cúi rạp người xuống đất, không dám ngẩng đầu)
VUA : Ngươi hãy ngẩng đầu lên cho ta xem mặt (lạnh lùng)
TẤM : Dạ.
VUA : Chính là Tấm, Hoàng Hậu của ta đây. Lâu nay, nàng bỏ ta ra đi mà không một lời giã biệt vậy.
TẤM : Thần thiếp tham kiến Hoàng Thượng
VUA : Hoàng hậu không cần đa lễ. Bình thân. (vội vàng bước nhanh đến đỡ Tấm đứng dậy)
TẤM : Tạ ơn Hoàng Thượng. (một tiếng tạ ơn, nhẹ nhàng ngồi xuống)
VUA : Hoàng hậu có khoẻ không?
TẤM : Nhờ hồng phúc của Hoàng Thượng, thần thiếp khỏe. Thần thiếp ở với mẹ rất an vui.
VUA : Hoàng Hậu! Nàng hãy cùng ta trở về cung.
TẤM : Khởi bẩm Hoàng Thượng, thần thiếp đã quen sống ở đây rồi, thiếp chỉ muốn ở lại để chăm sóc mẹ già (rụt rè, tìm trăm phương ngàn kế từ chối, đồng thời đang xoắn xuýt suy nghĩ xem có nên về cung không)
VUA : Nàng hãy cùng ta đưa mẹ về cung để phụng dưỡng, chăm sóc
BÀ LÃO : Lão đã quen cuộc sống vùng quê này rồi. Hoàng cung không phù hợp với cuộc sống của lão
VUA : (không thể thuyết phục được, vua đưa ra kế sách) Nếu nàng dệt cho ta một tấm áo choàng trong vòng một canh thì ta đồng ý cho nàng ở đây, bằng không thì nàng hãy theo ta về cung.
TẤM : Dạ, thiếp sẽ làm theo ý Hoàng Thượng (thời gian không đủ để Tấm dệt, dù Tấm trước đây đã từng ngồi kéo sợi, nàng bật khóc)
BÀ LÃO : Con đừng khóc nữa, mẹ sẽ theo con vào cung.
VUA : Lính đâu. Chuẩn bị kiệu đưa Hoàng hậu về cung