LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 11/2017
LINH MỤC VÀ TU SĨ THÁNH
ƠN GỌI NÊN THÁNH VỚI LÒNG THƯƠNG XÓT
ƠN GỌI NÊN THÁNH VỚI LÒNG THƯƠNG XÓT
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Tháng 11 được bắt đầu với lễ trọng mừng kính Các Thánh Nam Nữ và lễ Cầu cho các Tín hữu đã qua đời, thường được gọi là lễ Các Đẳng hay lễ Các Linh Hồn. Sống tâm tình Hội Thánh cùng thông công, chúng ta tôn vinh Các Thánh Nam Nữ trên trời, đồng thời cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, nhất là các linh hồn ông bà, cha mẹ và những người thân yêu.
Nhân dịp lễ kính mừng Các Thánh Nam Nữ, tôi muốn lặp lại lời của Công đồng Vaticanô II, mời gọi tất cả quý Cha và quý Tu sĩ nỗ lực nên thánh[1]. Ngoài ra, Giáo phận chúng ta đã lấy tinh thần Lòng Thương Xót làm điểm nhấn để thúc đẩy và hướng dẫn hành trình đời sống thiêng liêng và chương trình mục vụ trong năm qua và vẫn còn tiếp tục trong những năm sắp tới. Kết hợp hai chiều kích thiêng liêng trên đây, tôi xin chia sẻ một vài suy tư qua đề tài: “Linh mục và Tu sĩ Thánh: Ơn gọi nên thánh với Lòng Thương Xót”.
- LỜI MỜI GỌI NÊN THÁNH
- Linh mục và Tu sĩ thánh, trong Giáo Hội tất cả là thánh
Trong tâm thức phổ thông của người tín hữu, danh xưng “Thánh” được áp dụng cho những tín hữu trổi vượt, được Giáo hội tuyên dương như mẫu gương của đời sống nhân đức và thánh thiện để mọi người noi theo. Do đó, việc nên thánh được coi như việc dành riêng cho một số người đặc biệt. Tuy nhiên, trong Thánh Kinh, danh xưng “Thánh” được dùng chung cho toàn thể Giáo Hội và cho mọi tín hữu. Giáo Hội được gọi là đoàn “dân thánh” và các tín hữu Chúa Kitô được gọi là “các thánh”:
- “Lạy Chúa, con đã nghe lắm kẻ nói về người ấy, về tất cả những điều ác người ấy …đã làm cho dân thánh Chúa tại Giêrusalem” (Cv 9,13).
- “Bấy giờ ông Phêrô rảo khắp nơi, xuống thăm cả dân thánh cư ngụ tại Lốt” (Cv 9,32);
- “Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giêsu người Nadarét. Đó là điều tôi đã làm tại Giêrusalem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành.” (Cv 26,9-10).
Giáo huấn của Thánh Kinh đã được phản chiếu rõ ràng trong Công đồng Vaticanô II. Hiến chế về Giáo Hội “Lumen Gentium” đã làm nổi bật hình ảnh về Giáo Hội như dân thánh và do đó, mọi thành phần của Giáo Hội được mời gọi nên thánh: “Được trao ban nhiều phương tiện cứu độ dồi dào và cao quí, tất cả các Kitô hữu, dù trong hoàn cảnh hay bậc sống nào, cũng đều được Chúa kêu gọi, để mỗi người mỗi cách, vươn tới sự thánh thiện trọn hảo như chính Chúa Cha là Đấng trọn lành.” (LG 11). Chương V của Hiến chế “Lumen Gentium”, có tựa đề “Ơn gọi phổ quát nên thánh trong Giáo Hội”, đã xác định ngay trong số đầu tiên của chương này: “Tất cả mọi người trong Giáo Hội, hoặc thuộc hàng giáo phẩm hoặc được hàng giáo phẩm coi sóc, đều được kêu gọi nên thánh, như lời Thánh Tông đồ dạy: Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh (1 Ts 4,3; x. Ep 1,4)” (LG 39).
Việc nên thánh không phải là đặc ân dành riêng cho một thiểu số và không phải là một điều phụ thuộc, nhưng là ơn gọi căn bản của người tín hữu Chúa Kitô: “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta, Thiên Chúa của các ngươi là Đấng thánh” (Lv 19,2)
Lễ Các Thánh cho thấy khuôn mặt muôn mầu muôn vẻ của các tín hữu thánh thiện. Có Thánh là vua, là hoàng hậu, nhưng cũng có nhiều Thánh là thường dân; có Thánh rất giầu sang, nhưng cũng có nhiều Thánh nghèo hèn; có Thánh sức khỏe dồi dào, nhưng cũng có Thánh đau yếu bệnh tật; có Thánh là Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, nhưng cũng có rất nhiều Thánh là Giáo dân… Do đó, mọi tín hữu đều có thể nên thánh và cần nỗ lực nên thánh.
Ơn gọi nên thánh càng là đòi hỏi khẩn thiết đối với các linh mục vì không những được kêu gọi nên thánh như mọi tín hữu mà còn có sứ vụ thúc đẩy và hướng dẫn đoàn Dân Chúa nên thánh, hơn nữa “sự thánh thiện là bí quyết thành công cốt yếu cho thừa tác mục vụ”[2] của các ngài. Còn các Tu sĩ, do chính ơn gọi thánh hiến, có sứ vụ phải làm chiếu tỏa vẻ đẹp của sự thánh thiện để lôi kéo đoàn Dân Chúa nên thánh. Lý tưởng không phải là trở thành Linh mục hay Tu sĩ, nhưng trở thành Linh Mục Thánh, Tu Sĩ Thánh. Đoàn Dân Chúa cần được nuôi dưỡng bằng những mầu nhiệm thánh, nhờ tác vụ do các Linh mục thánh thực hiện và được khích lệ bởi sự hiện diện của các Tu sĩ thánh.
Việc nên thánh không phải là đặc ân dành riêng cho một thiểu số và không phải là một điều phụ thuộc, nhưng là ơn gọi căn bản của người tín hữu Chúa Kitô: “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta, Thiên Chúa của các ngươi là Đấng thánh” (Lv 19,2)
Lễ Các Thánh cho thấy khuôn mặt muôn mầu muôn vẻ của các tín hữu thánh thiện. Có Thánh là vua, là hoàng hậu, nhưng cũng có nhiều Thánh là thường dân; có Thánh rất giầu sang, nhưng cũng có nhiều Thánh nghèo hèn; có Thánh sức khỏe dồi dào, nhưng cũng có Thánh đau yếu bệnh tật; có Thánh là Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, nhưng cũng có rất nhiều Thánh là Giáo dân… Do đó, mọi tín hữu đều có thể nên thánh và cần nỗ lực nên thánh.
Ơn gọi nên thánh càng là đòi hỏi khẩn thiết đối với các linh mục vì không những được kêu gọi nên thánh như mọi tín hữu mà còn có sứ vụ thúc đẩy và hướng dẫn đoàn Dân Chúa nên thánh, hơn nữa “sự thánh thiện là bí quyết thành công cốt yếu cho thừa tác mục vụ”[2] của các ngài. Còn các Tu sĩ, do chính ơn gọi thánh hiến, có sứ vụ phải làm chiếu tỏa vẻ đẹp của sự thánh thiện để lôi kéo đoàn Dân Chúa nên thánh. Lý tưởng không phải là trở thành Linh mục hay Tu sĩ, nhưng trở thành Linh Mục Thánh, Tu Sĩ Thánh. Đoàn Dân Chúa cần được nuôi dưỡng bằng những mầu nhiệm thánh, nhờ tác vụ do các Linh mục thánh thực hiện và được khích lệ bởi sự hiện diện của các Tu sĩ thánh.
- Cốt lõi của sự thánh thiện: thương yêu trong mọi hoàn cảnh
Sự thánh thiện nơi các Thánh thì muôn hình vạn trạng, nhưng tất cả đều xuất phát và hội tụ nơi một điểm duy nhất là tình yêu của Thiên Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần: “Trong Đức Kitô, Người đã chọn chúng ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.” (Ep 1,4).
Để nên thánh chỉ cần thương yêu, nhưng phải là sự thương yêu phản ảnh tình thương của Thiên Chúa (x. Ga 13,34). Như thế, nên thánh thật đơn giản, nhưng cũng thật khó khăn[3]. Nên thánh không cần phải làm chuyện gì mới lạ, lớn lao, nhưng chỉ lấy “lòng mến Chúa, yêu người” làm nguồn gợi hứng, nguồn sức mạnh và thước đo cho mọi việc bổn phận hằng ngày. Chúng ta có thể ví lòng mến Chúa, yêu người như những hạt muối hay những giọt nước mắm. Thịt, cá, tôm cho dù là loại hảo hạng, tự mình, thịt thì nhạt, tôm, cá thì tanh. Nhưng khi người nấu ăn rắc vào ít hạt muối và rót vào mấy giọt nước mắm, chúng sẽ trở nên đậm đà và thơm ngon.
Đưa thương yêu vào công việc bổn phận hằng ngày xem ra đơn giản, nhưng lại hết sức khó khăn vì trong lòng mỗi người ẩn nấp nhiều dục vọng, thú vui, tự ái và tham lam ích kỷ. Vì vậy, con đường nên thánh đòi hỏi mỗi người phải chấp nhận chiến đấu ngay trong lòng mình, chống lại sức mạnh của dục vọng, tự ái, tham lam ích kỷ và những sức quyến rũ của sự dữ và tội lỗi.
Để nên thánh chỉ cần thương yêu, nhưng phải là sự thương yêu phản ảnh tình thương của Thiên Chúa (x. Ga 13,34). Như thế, nên thánh thật đơn giản, nhưng cũng thật khó khăn[3]. Nên thánh không cần phải làm chuyện gì mới lạ, lớn lao, nhưng chỉ lấy “lòng mến Chúa, yêu người” làm nguồn gợi hứng, nguồn sức mạnh và thước đo cho mọi việc bổn phận hằng ngày. Chúng ta có thể ví lòng mến Chúa, yêu người như những hạt muối hay những giọt nước mắm. Thịt, cá, tôm cho dù là loại hảo hạng, tự mình, thịt thì nhạt, tôm, cá thì tanh. Nhưng khi người nấu ăn rắc vào ít hạt muối và rót vào mấy giọt nước mắm, chúng sẽ trở nên đậm đà và thơm ngon.
Đưa thương yêu vào công việc bổn phận hằng ngày xem ra đơn giản, nhưng lại hết sức khó khăn vì trong lòng mỗi người ẩn nấp nhiều dục vọng, thú vui, tự ái và tham lam ích kỷ. Vì vậy, con đường nên thánh đòi hỏi mỗi người phải chấp nhận chiến đấu ngay trong lòng mình, chống lại sức mạnh của dục vọng, tự ái, tham lam ích kỷ và những sức quyến rũ của sự dữ và tội lỗi.
- TÌNH YÊU BIẾN THÀNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Khi nói về lòng thương xót, ĐTC Bênêdictô XVI đã lấy cuộc đời và giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II để diễn tả tâm tình và ý nghĩ của chính mình. Ngài nói: “Bắt nguồn từ kinh nghiệm sống trải qua ngay từ những năm tháng đầu đời, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhìn tận mắt tất cả sự độc dữ của con người. Từ đó, ngài đã xác quyết lòng thương xót là phản ứng duy nhất và cuối cùng có khả năng chiến thắng sức mạnh của sự dữ. Chỉ nơi nào có lòng thương xót, nơi đó mới chấm dứt sự độc ác, sự dữ và bạo động.”[4]
Lòng thương xót cũng là tình yêu, nhưng là tình yêu khi phải đương đầu với sức mạnh của sự dữ và sự ác độc của lòng người. Những cảnh tượng tang thương do sự ác độc của lòng dạ con người gây ra đang phơi bày nhan nhản trên khắp thế giới, trên quê hương đất nước Việt Nam và có khi ngay cả trong môi trường mục vụ của chúng ta. Trong hoàn cảnh này, lời mời gọi nên thánh “lấy lòng mến Chúa, yêu người làm nguồn cảm hứng, nguồn sức mạnh và là thước đo cho mọi việc bổn phận hằng ngày” sẽ trở thành lời mời gọi “lấy lòng thương xót mà cải hóa những tâm hồn chai đá, độc ác…”. Thế giới hôm nay như đang bị bao phủ bởi những đám mây đen dầy đặc, chỉ với ánh sáng của những ngọn nến sẽ không đủ, cần phải có sức mạnh ánh sáng của những đèn pha mới có khả năng xuyên qua những đám mây đen dầy đặc được.
Trong những môi trường mục vụ thông thường, nhiều khi vấn đề chỉ là những con người khó tính, cố chấp, thiếu tinh thần trách nhiệm, nói hành, nói xấu, vu khống, hay chỉ đơn giản là làm không đúng việc, đúng cách như đã được hướng dẫn. Trong những trường hợp này, lòng thương xót được diễn tả bằng sự ôn tồn, hiền dịu, kiên nhẫn, tha thứ, chịu đựng đau khổ mà không cải chính, không than vãn, không hậm hực.
Dục vọng, nhất là lòng kiêu ngạo, tự ái là những thứ lấy mất lòng thương xót nơi chúng ta. Như một chứng tá, tôi xin ghi lại đây kinh nghiệm để đời mà trong cuốn “Nhật ký Truyền giáo” cha Piô Ngô Phúc Hậu đã kể lại:
“Hôm nay là ngày Chúa nhật: cha phó làm lễ sáng. Mình đi roõng xung quanh nhà thờ, để tạo bầu khí trang nghiêm cho giờ lễ. Nhà thờ chưa đầy người, thế mà có một chú bé đứng chầu rìa ở bên cửa hông. Mình vỗ vai em: ‘Con vô đi, trong kia còn chỗ’. Em quay ngoắt một cái, chạy vọt xuống cửa phía dưới. Lại đứng chầu rìa. Lòng tự ái lãnh đạo bốc lên tới lỗ mũi. Mình dằn cơn nóng xuống, thủng thỉnh đi theo hắn. Mình lại vỗ vai hắn: ‘Trong kia còn nhiều chỗ lắm’. Hắn chuồn. Mình nắm tay hắn kéo vô. Hắn dạng chân chống chọi. Nhân đức hiền lành xì ra ngoài hết. Mình nghiến răng lại, hai bàn tay sắt xiết hai vai hắn: ‘Vô không?’. Hắn tỉnh queo, nhỏng mỏ: ‘Con đi lễ chứ có làm gì đâu mà cha làm hung làm dữ’. Mình thả lỏng hai bàn tay. Hắn dõng dạc bước ra cổng, rồi biến mất trong dòng người.
Có lẽ hắn sẽ không bao giờ trở lại nữa. Mình nhìn lên bàn thờ, nhìn lên nhà tạm, rồi nhìn lên cây thánh giá. Ánh mắt của mình không dừng lại được ở bất cứ nơi nào. Nó đành nhắm lại, vì xấu hổ.
Thằng cu tí đã cho mình một bài học xứng đáng. Nó là thầy của mình. Thầy ơi, vì con mà thầy đã từ giã thánh đường; vì con mà có lẽ thầy sẽ bỏ đạo. Xin thầy hãy trở lại, để lương tâm của con tìm được sự bình an.”[5]
Để giữ được lòng thương xót, chúng ta cần phải có lòng khiêm nhường, phát xuất từ kinh nghiệm đau đớn của những vết đau do những lỡ lầm, sai sót của mình gây ra và cảm nghiệm sâu xa chính chúng ta cũng cần lòng thương xót của Chúa và ngay cả của giáo dân của chúng ta. Chúng ta chịu đựng họ, nhưng lắm khi chính họ cũng phải chịu đựng chúng ta. Vì vậy, trong gia đình giáo xứ, mọi người cũng hãy sống lời dạy của thánh Phaolô: “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau” (Ep 4,2-4). Đó là cách thức để chúng ta xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn hiệp nhất và có chất lòng thương xót.
Sau cùng, tôi xin lặp lại lời mời gọi đã nói trong Thư Chung gửi toàn thể Gia đình Giáo phận ngày 11 tháng 10 vừa qua: Xin quý Cha và quý Tu sĩ, đặc biệt quý Cha Chánh xứ tích cực tham dự và thúc đẩy anh chị em Giáo dân tham dự chương trình Ngày Giáo Phận, mong gây lên niềm hào hứng Đức Tin và hiệp nhất để làm lan tỏa lòng thương xót của Chúa cho mọi người trong Giáo phận. Xin Đức Mẹ là “Mẹ của lòng thương xót” hướng dẫn và trợ giúp tất cả quý Cha và quý Tu sĩ nam nữ trong hành trình nên thánh và trong sứ mệnh truyền đạt lòng thương xót của Chúa cho đoàn Dân của Ngài.
Lòng thương xót cũng là tình yêu, nhưng là tình yêu khi phải đương đầu với sức mạnh của sự dữ và sự ác độc của lòng người. Những cảnh tượng tang thương do sự ác độc của lòng dạ con người gây ra đang phơi bày nhan nhản trên khắp thế giới, trên quê hương đất nước Việt Nam và có khi ngay cả trong môi trường mục vụ của chúng ta. Trong hoàn cảnh này, lời mời gọi nên thánh “lấy lòng mến Chúa, yêu người làm nguồn cảm hứng, nguồn sức mạnh và là thước đo cho mọi việc bổn phận hằng ngày” sẽ trở thành lời mời gọi “lấy lòng thương xót mà cải hóa những tâm hồn chai đá, độc ác…”. Thế giới hôm nay như đang bị bao phủ bởi những đám mây đen dầy đặc, chỉ với ánh sáng của những ngọn nến sẽ không đủ, cần phải có sức mạnh ánh sáng của những đèn pha mới có khả năng xuyên qua những đám mây đen dầy đặc được.
Trong những môi trường mục vụ thông thường, nhiều khi vấn đề chỉ là những con người khó tính, cố chấp, thiếu tinh thần trách nhiệm, nói hành, nói xấu, vu khống, hay chỉ đơn giản là làm không đúng việc, đúng cách như đã được hướng dẫn. Trong những trường hợp này, lòng thương xót được diễn tả bằng sự ôn tồn, hiền dịu, kiên nhẫn, tha thứ, chịu đựng đau khổ mà không cải chính, không than vãn, không hậm hực.
Dục vọng, nhất là lòng kiêu ngạo, tự ái là những thứ lấy mất lòng thương xót nơi chúng ta. Như một chứng tá, tôi xin ghi lại đây kinh nghiệm để đời mà trong cuốn “Nhật ký Truyền giáo” cha Piô Ngô Phúc Hậu đã kể lại:
“Hôm nay là ngày Chúa nhật: cha phó làm lễ sáng. Mình đi roõng xung quanh nhà thờ, để tạo bầu khí trang nghiêm cho giờ lễ. Nhà thờ chưa đầy người, thế mà có một chú bé đứng chầu rìa ở bên cửa hông. Mình vỗ vai em: ‘Con vô đi, trong kia còn chỗ’. Em quay ngoắt một cái, chạy vọt xuống cửa phía dưới. Lại đứng chầu rìa. Lòng tự ái lãnh đạo bốc lên tới lỗ mũi. Mình dằn cơn nóng xuống, thủng thỉnh đi theo hắn. Mình lại vỗ vai hắn: ‘Trong kia còn nhiều chỗ lắm’. Hắn chuồn. Mình nắm tay hắn kéo vô. Hắn dạng chân chống chọi. Nhân đức hiền lành xì ra ngoài hết. Mình nghiến răng lại, hai bàn tay sắt xiết hai vai hắn: ‘Vô không?’. Hắn tỉnh queo, nhỏng mỏ: ‘Con đi lễ chứ có làm gì đâu mà cha làm hung làm dữ’. Mình thả lỏng hai bàn tay. Hắn dõng dạc bước ra cổng, rồi biến mất trong dòng người.
Có lẽ hắn sẽ không bao giờ trở lại nữa. Mình nhìn lên bàn thờ, nhìn lên nhà tạm, rồi nhìn lên cây thánh giá. Ánh mắt của mình không dừng lại được ở bất cứ nơi nào. Nó đành nhắm lại, vì xấu hổ.
Thằng cu tí đã cho mình một bài học xứng đáng. Nó là thầy của mình. Thầy ơi, vì con mà thầy đã từ giã thánh đường; vì con mà có lẽ thầy sẽ bỏ đạo. Xin thầy hãy trở lại, để lương tâm của con tìm được sự bình an.”[5]
Để giữ được lòng thương xót, chúng ta cần phải có lòng khiêm nhường, phát xuất từ kinh nghiệm đau đớn của những vết đau do những lỡ lầm, sai sót của mình gây ra và cảm nghiệm sâu xa chính chúng ta cũng cần lòng thương xót của Chúa và ngay cả của giáo dân của chúng ta. Chúng ta chịu đựng họ, nhưng lắm khi chính họ cũng phải chịu đựng chúng ta. Vì vậy, trong gia đình giáo xứ, mọi người cũng hãy sống lời dạy của thánh Phaolô: “Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau” (Ep 4,2-4). Đó là cách thức để chúng ta xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn hiệp nhất và có chất lòng thương xót.
Sau cùng, tôi xin lặp lại lời mời gọi đã nói trong Thư Chung gửi toàn thể Gia đình Giáo phận ngày 11 tháng 10 vừa qua: Xin quý Cha và quý Tu sĩ, đặc biệt quý Cha Chánh xứ tích cực tham dự và thúc đẩy anh chị em Giáo dân tham dự chương trình Ngày Giáo Phận, mong gây lên niềm hào hứng Đức Tin và hiệp nhất để làm lan tỏa lòng thương xót của Chúa cho mọi người trong Giáo phận. Xin Đức Mẹ là “Mẹ của lòng thương xót” hướng dẫn và trợ giúp tất cả quý Cha và quý Tu sĩ nam nữ trong hành trình nên thánh và trong sứ mệnh truyền đạt lòng thương xót của Chúa cho đoàn Dân của Ngài.
Thân mến chào quý Cha và anh chị em Tu sĩ.
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
http://giaophanxuanloc.net