Ngựa chứng trong Tu Viện – Tác giả M. Goretty NGUYỄN THỊ TÚ XUÂN | Tuyển tập Truyện Dài Đất Mới 2020
Ngựa chứng trong Tu Viện
M. Goretty NGUYỄN THỊ TÚ XUÂN
Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, Tu viện Thánh Giuse
- Truyện dài 61 trang A4, có một Lời giải trình và 11 chương. 7 chương đầu do tác giả kể. Từ chương 8 đến hết, nhân vật “Thầy Tín” tự kể. Chủ đề nhấn mạnh đến Lòng Chúa Thương xót: “Thiên Chúa không mệt mỏi khi tha thứ cho con người. Tội nhân cũng có tương lai tốt đang chờ đợi. Thánh nhân cũng đã từng trải qua một quá khứ xấu xa.“Không có Chúa, tôi chẳng làm gì được” (Ga 15,5)
Truyện kể lại sự sa ngã của thầy Tín, lỡ mất cơ hội làm linh mục và phải bắt đầu lại từ số “0”.
Thầy xuất thân trong một gia đình gia giáo. Cha mẹ là Thầy cô Vương Tào-Phương Quý, Công giáo, tình nguyện đi dạy vùng xa dân tộc “Tà Lũ”. Lúc nhỏ, Bờm (tên gọi của thầy Tín) rất thông minh, năng động. Từ say 30/4/75 gia đình thầy vào Nam, lúc đầu mua đất làm rẫn ở Xuân Lộc sau chuyển về sống ở Biên Hòa. Tín học Đại học Y khoa. Tốt nghiệp, Tín bỏ lại nhiều cô theo đuổi, bỏ lại công danh sự nghiệp (bác sĩ) để đi tìm ý Chúa. Sau 6 năm tu tập ở “học viện” Tín được vĩnh khấn dòng.
Trong một lần giảng phòng , thầy Tín đến nhà Hoài Nam. Lúc này chồng Hoài Nam đi công tác xa. Không cầm lòng được trước vẻ đẹp nữ sắc của gái một con, thầy Tín ôm hôn Hoài Nam. Lúc ra về, đường đêm, Tín bị xe tông, hôn mê 13 ngày mới tỉnh. Sau 3 tuần xuất viện về gia đình. Tâm trạng bị dày vò như trong luyện hình. Sau 9 tháng Tín trở về nhà dòng.
Tín đi giảng phòng gặp Dì Anna nói đúng về tội lỗi của Tín và nhắc nhở. Nhưng rồi tin chồng Hoài Nam chết, Tín muốn bỏ tu để chăm sóc Hoài Nam và đứa con. Tín lấy xe đi cãi lệnh bề trên. Lần tày Tín lại bị tông xe nhưng không chết.
Tín trở lại nhà dòng với mặc cảm tội lỗi dày vò triền miên. Tín đến gặp cha Tổng Phụ Trách và đưa ngài cuốn sổ tôi ghi chép tất cả tội lỗ của mình, và xin cha cho ý kiến. Ngài có việc phải đi, hẹn gặp lại tôi. Sau đó ngài tìm Tín và cho Tin một chọn lựa nữa. Tín đã chọn cộng đoàn Martino để phục vụ. Và Tín bắt đầu lại từ con số “0”. Sau 9 năm ở cộng đoàn Martimo, Tín gặp lại Dì Anna. Dì nhắc Tín phải luôn cảnh giác và tín thác vào Lòng Chúa Thương Xót…
2.Truyện nhấn mạnh đến sự sa ngã của Tín để từ đó, qua nhân vật Dì Anna khẳng định Lòng Chúa Thương Xót. Dí Anna được xây dựng như là một “tiên tri”. Dì được Chúa cho biết rõi tâm hồn tội lỗi của Tín. Dì dẫn cuộc đời sa ngã của Madalena và thánh Augustino cùng với lời dạy của Đức Giáo hoàng Phanxi cô để khuyên giải Tín.
Phần miêu tả tâm trạng dày vò của Tín gây được ấn tượng. Tuy nhiên sự sa ngã của Tín với Nam Hoài không có cơ sở. Bởi hai người chưa hề có quan hệ tình cảm nào trước đó. Nam Hoài đang có một gia đình hạnh phúc, có chồng danh giá, con ngoan. Nam Hoài không có tình ý gì với Tín, cô cự tuyệt Tín là đương nhiên. Vì thế không có cớ để Tín phạm tội lần thứ 2. Không thể có chuyện nghe tin chồng Nam Hoài chết, Tín muốn bỏ tu về lấy Nam Hoài. Nếu tác giả miêu tả trước đó hai người có tình yêu thắm thiết thì còn có thể.
Cả hai lần Tín bị xe tông xe đều do mối quan hệ với Nam Hoài. Tín chạy xe ban đêm, phóng hết tốc lực và không kềm chế được mình. Lưu ý rằng Tín đã học Đại học Y khoa ít nhất 7 năm, đã 2 năm tu tập và vĩnh khấn. Một người đã được giáo dục đạo đức rất sâu (Y đức và tâm đức) như thế thì không có chuyện bốc đồng phóng xe đi ban đêm như một tay chơi ngông để rồi nhận lấy tai nạn…
Về quan hệ nữ giới, trước đó Tín từng từ chối tình yêu của nhiều cô gái: từ chối tình yêu của Khuyên ở cấp III; và Mai Anh, Trâm Khương ở Đại học. Tín cũng không có biểu hiện gì của thói háo sắc hay chứng cuồng dâm, vì thế, việc đột nhiên Tín ôm hôn Nam Hoài, sau đó định bỏ tu lấy Hoài như tác giả miêu tả là không thuyết phục.
Tính cách nhân vận Tín không được miêu tả thuần nhất trong mối quan hệ xã hội và bầu khí tâm linh. Lúc nhỏ Tín là một cậu bé thông minh, cá tính. Nhưng khi lên đại học và nhập dòng, tính cách ấy không phát triển. Tín trở thành một người khác. Tín hoàn toàn mê muội và yếu đuối. Do đâu Tín như vậy trong khi hoàn cảnh xã hội (Tín tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa) và đã vĩnh khấn dòng, lẽ ra Tín sẽ rất khôn ngoan, mạnh mẽ và nhân hậu.
Cả việc Dì Anna biết được tội lỗi dấu kín trong tâm hồn Tín cũng không có cơ sở khoa học. Người đọc có cảm giác Dì Anna được Chúa mạc khải cho biết về Tín (không biết Dì Anna thánh thiện và đạo đức như thế nào mà được Chúa ban cho ơn đặc biệt ấy?). Truyện sử dụng bút pháp hiện thực thì mọi yếu tố duy tâm vượt ra ngoài hiện thực đều gây ra sự hoài nghi vè tính chân thục nghệ thuật.
Về văn chương, có lẽ học tập cách viết của Thánh Augustino trong Tự thuật (Confessions) nên từ chương 8 trở đi, tác giả để cho nhân vật tự kể chuyện, trang văn trở nên khởi sắc. Các chương đầu tẻ nhạt. Tác giả bình luận ngoại đề nhiều.
Truyện kết lại bằng ý tưởng: “Tội nhân cũng có tương lai tốt đang chờ đợi”, nhưng tương lai của Tín là gì? Dù Tín đã phục vụ 9 năm ở cộng đoàn Martino?Trước đó, khát vọng của Tín là trở thành Linh mục. Có lẽ khát vọng của Tín mãi mãi là khát vọng! Cách kết truyện như thế chỉ là một lời an ủi Tín, không thể có khả năng vực dậy một tâm hồn đã sụp đổ.
(TRÍCH)
8
LUYỆN HÌNH
Tôi chợt bừng tỉnh như sau một giấc ngủ dài không mộng mị, toàn thân bị tê liệt không còn cảm giác, hai mắt đau nhức dữ dội như bị ai dánh bầm dập không mở ra được, muốn mở miệng gọi ai đó cũng không được, trí khôn vẫn còn hoạt động. Tôi thầm nghĩ: “Chúa muốn con đền tội ngay đời này sao? Thân xác con dập nát nhưng tâm trí con còn phải nằm nghe mọi người kết tội con!”
Có một vài tiếng chân đang dần đi tới, một người đàn ông giọng cứng cỏi:
- Nạn nhân vẫn hôn mê bất tỉnh à? Mấy ngày nay có thân nhân nào đi tìm người nhà không? Có chích thuốc hay truyền dịch không?
Một giọng nữ:
- Dạ. 8 ngày nay nạn nhân không tỉnh, vẫn nằm dáng co quắp, thỉnh thoảng các cơ đùi và tay co giật, có truyền dịch, theo dõi nhịp tim. Sau một tuần, có hai người thanh niên xin phép đến phòng “biệt giam” để tìm người nhà. Họ đứng ngoài cửa sổ ngó qua cửa kính, lắc đầu nói với nhau: “Chúng tôi muốn tìm một người em trai bị mất tích bảy ngày nay, đi cùng hết các bệnh viện, xin vào khu biệt giam nơi dành cho những nạn nhân gây ra tội phạm. Nhưng nạn nhân nằm trong góc phòng này không phải là người nhà của chúng tôi. Xin cám ơn Cô.
Lúc này tôi biết là tôi đang được nằm trong một bệnh viện nào đó.
Tiếng bước chân đang dần xa và nghe tiếng khóa cửa. Đầu đau như búa bổ, Tôi rơi vào hôn mê. Khi tỉnh dậy bao tội ác lại chen nhau xuất hiện trong đầu óc. Tôi khóc than cho tội mình: “Chúa ơi! Con đang ở đâu? Xin Thương Xót con. Xin cứu con. Con đã lạc xa đường lối Chúa, xin dẫn con về, đừng nổi cơn thịnh nộ với con. Con sống phản chứng. Con đã bóp méo những lời con giảng dạy. giờ đây là lúc con phải đền tội. Thân xác này đang trở thành “Luyện ngục” cho linh hồn con ở đời này. Nhưng Chúa chưa để cho Satan chộp bắt Linh hồn con ngay sau khi con phạm tội! Lạy Chúa, xin xót thương con! Đây là đâu?
Tôi không biết được. Hết ngày dài lại đêm thâu! Đêm-ngày-tối-sáng cũng như nhau, bởi mắt không mở được, tay chân bất động và khi tỉnh lúc mê, khi chết lúc hồi lại, thật khủng khiếp. Một lớp màn đen ập đến trong não và cái chết giả đưa tôi vào hôn mê.
***
Qua từng cơn mê. Khi tỉnh dậy, Tôi nghe tiếng chùm chìa khóa lạch cạch và mở cửa, có những bước chân đang đến gần. Tiếng kéo lê đôi dép “lẹt khẹt” quen thuộc của ai đó? Giọng nói của một bà già nghe nức nở nghẹn ngào:
- Có phải Út của con không hả Chúa? Cầu Chúa cho con tìm được đứa con Út, dù đây chỉ là một cái xác của nó. Nó là khúc ruột của con, (Bà hét lên) Chúa ơi! Vết sẹo ở cùi trỏ tay phải của lần trước bị té xe đây rồi. Đích thực là con đây rồi. Út! Con của Mẹ! Con của Mẹ! Mẹ và gia đình tìm con ‘mười hai’ ngày nay. Con sống, con về với Mẹ. Con chết Mẹ nhận xác con về nằm chung với tổ tiên con! (Rồi Mẹ rấm rức khóc).
Tôi nghe được tiếng của anh Hai:
- Chúng tôi tìm được cái “bảng số xe” ở kho phế liệu tại đồn Công an, nên chúng tôi hi vọng và trở lại phòng biệt giam của các tội phạm một lần nữa. Xe bị gẫy nát. Giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân và tiền bạc bị mất tất cả, nhưng chúng tôi tin chắc rằng: đây chính là ‘em trai của chúng tôi’, em là một Tu Sĩ đi công tác nhà Đạo và đã bị tai nạn.
Tiếng người đàn ông cứng rắn:
- Xin mời gia đình nạn nhân xuống văn phòng làm giấy cam đoan, chi trả viện phí. Nhận nạn nhân và tiếp tục lo cho nạn nhân phục hồi, sẽ thi hành ‘cớ sự’ sau.
Nằm bất động mà nghe được những điều như thế thì thật là khủng khiếp quá! Sự gì đã xảy ra đến nỗi này? Tôi lại rơi vào hôn mê.
Khi tỉnh dậy. Tôi được biết: gia đình cam đoan-nhận chuyển nạn nhân xuống phòng cấp cứu làm thủ tục để điều trị, vì đã qua 12 ngày nằm ‘cầm sức’, không có người nhà đến xác nhận nạn nhân, bệnh viện chỉ cho truyền dịch cầm sức bằng những chai ‘nước trắng’. Hôm nay gia đình làm thủ tục tiến hành điều trị. Gia đình xin và bệnh viện chỉ định chích thuốc ‘hồi sức’. Tôi nghe được tiếng ồn ào chung quanh. Muốn đẩy tung hai mắt để nhìn nhưng vẫn không mở ra được vì hai mí còn căng phồng, cơ thể vẫn bất động, sau đó tôi nghe một người hét lớn:
- Hai mí mắt của Thầy đang máy máy. Thầy tỉnh lại rồi. Mới qua một mũi chích, hy vọng sau bốn mũi này Thầy sẽ phục hồi.
Tôi vẫn chưa tỉnh hẳn nhưng tôi nghe được giọng nói rất quen thuộc trong nghẹn ngào:
- Tín ơi! Hà cớ gì con đã bị ra nông nỗi này? 12 ngày qua Bố Mẹ bỏ ăn bỏ ngủ tìm kiếm con và chỉ mong tìm được xác của con Mẹ cũng hả dạ. Nay mẹ tìm được con rồi, con là con của Mẹ, Mẹ thương con, con tỉnh lại cho Mẹ mừng!
Một giọng nữ trẻ:
- Hết giờ thăm bệnh. Xin mời mọi người vui lòng ra ngoài.
Đã đến giờ làm việc, Bác sĩ trực vào phòng, khám từng bệnh nhân, tới bên giường bệnh nhân Vương Tín. Bác Sĩ bắt đầu: Nghe tim, bắt nhịp tim, căng hai mí mắt rọi đèn pin và nói:
- Có khả năng tiến triển tốt. Hạn chế gây tiếng động và ồn ào. Tiếp tục cho: truyền dịch, truyền máu và ăn súp qua ống, thuốc vẫn duy trì liều.
Tôi được chăm sóc rất kĩ lưỡng và có nhiều ưu tiên từ Nhà Dòng, gia đình và rất nhiều người thân quen. Mọi người cho rằng đây là một dịp ‘trả ơn cho Thầy’.
Sau ba ngày chích thuốc hồi sức. Hôm nay. Tôi đã tỉnh nhiều hơn. Các ngón tay và chân bên phải hơi cục cựa được, và tôi biết mình đang nằm điều trị trong bệnh viện Chợ Rẫy lí do: ‘Nạn nhân đã tự mình gây ra tai nạn, chưa rõ nguyên nhân’. Tôi nhìn thấy nhờ mắt bên phải, và nhớ lại từng chi tiết từ sau khi làm điều bất chính trước mặt Chúa.
Một cô y tá trẻ bước vào sau khi Bác Sĩ khám xong cho các bệnh nhân, cô nói:
- Hôm nay chích đủ bốn mũi. Hi vọng ngày mai nạn nhân sẽ tỉnh hẳn. Xin gia đình cho uống thuốc đúng giờ, đầy đủ.
Sau 4 ngày chích thuốc hồi sức tôi đã hoàn toàn tỉnh táo, nhận ra được tiếng nói của những người thân, mắt phải đã mở ra và nhìn thấy xung quanh, mắt trái vẫn đóng chặt và có cảm giác bị sưng phù, toàn thân vẫn nằm bất động. Những người có mặt đứng quanh đó reo mừng vì “Thầy” đã tỉnh hẳn, họ thay nhau hỏi, để thử Thầy có nhận được những người đang đứng trước mặt của Thầy không. Người đầu tiên tôi nhận ra được là người Mẹ yêu dấu! khi bà đến ôm đầu tôi rồi khóc nức nở. Cô y tá đến vỗ nhẹ vào vai bà và nói một cách nhẹ nhàng:
- Xin vui lòng, cần tránh xúc động cho nạn nhân.
Tôi mấp máy hai môi khẽ gọi:
- Mẹ!
Nước mắt tôi trào dâng ứ nghẹn ở cổ. Khi nhìn mặt anh Hai, tôi gọi:
- Anh Hai! (bằng một giọng lơ lớ, không thật là giọng của tôi).
Mọi người thân quen đứng đó chứng kiến sự việc đều mừng rỡ vỗ tay … nhưng họ ngạc nhiên vì tiếng nói ‘không thật’ của tôi, không là trai mà cũng chằng phải gái, Bắc-Trung-Nam không phân biệt được. Một người trong nhóm nói:
- Thầy Tín truyền nhằm máu của một người nữ giọng miền Nam, khiến giọng của Thầy bị ‘nhẽo’.
Tôi nhìn mọi người mà lòng nặng trĩu ưu tư! Bởi nỗi ám ảnh ‘mình là tội phạm’ luôn theo sát tôi cả khi tỉnh lẫn lúc hôn mê. Tôi biết đó cũng chỉ là mưu ma chước quỷ bày ra để tôi ngã lòng, nhưng tôi xót xa vì những người thân của tôi đang nghĩ tốt và thương tôi, bởi vì họ không biết rõ tôi đáng nguyền rủa hơn được thương mến. Tôi lặng người đi và nhắm mắt lại để tránh những cặp mắt thánh thiện đang đổ dồn về mình.
Mọi người nói với nhau: Thầy còn mệt, chúng ta cần để Thầy nghĩ ngơi.
Sau ba tuần nằm điều trị tại bệnh viện, tôi được xuất viện với chỉ định của Bác sĩ:
- Thầy về nhà tập thêm ‘vật lí trị liệu’, vì cột sống cổ bị tổn thương quá nặng, ảnh hưởng toàn thân.
Sau đó gia đình xin phép được đưa tôi về nhà để tiếp tục chữa trị. Cha Bề Trên và Hội dòng thường xuyên đến thăm hỏi.
Đã sáu tháng từ ngày tôi bị tai nạn. Trí nhớ phục hồi rất nhiều. Đặc biệt những gì nghe được trong thời gian nằm bất động, tôi không quên, tôi cho đây là hình phạt Chúa cảnh cáo một cách tỏ dấu Ngài còn yêu thương tôi. Tôi cầu nguyện: “Nếu Chúa muốn con dùng cái thân xác thối tha này thay luyện hình thì xin cho con đón chịu cho nên. Nếu Chúa còn cần con cộng tác với Chúa trên cánh đồng truyền giáo thì xin ban cho con được phục hồi, nhưng xin hoàn toàn theo Ý Chúa.
***

Thầy Tâm la người cùng đồng hành với tôi trong công tác mục vụ trong thời gian ba năm qua, anh em gắn bó, hợp tác, chia sẻ thành công cũng như thất bại và cả những tâm tình của đời sống tâm linh để cùng giúp nhau về mọi mặt. Đêm xẩy ra tai nạn, Tâm không có mặt tại hiện trường. Tâm cảm thấy mình có phần nào trách nhiệm. Tâm mong sao tôi sớm bình phục và cố gắng gợi lại nhiều câu chuyện để tìm ra nguyên nhân. Tâm đặt nhiều câu hỏi mong cho tôi nhớ lại như:
- Bữa đó Tín đi xe của ai? Về sớm hay muộn? Tại sao nơi xảy ra tai nạn ngược đường về, bộ không nhớ ngõ về sao lại đi qua ngõ hẻm? bây giờ xe của Tâm đâu rồi?
Tôi chớp chớp mắt phải làm bộ tỏ dấu không nhớ gì gết.
Tâm hỏi tiếp:
- Giấy tờ xe. Giấy tờ cá nhân. Sổ sách và tiền quỹ thu được của nhóm cho ngày mừng Bổn Mạng, cô Nam Hoài trao cho Tín cũng mất hết luôn hả?
Tôi vẫn nằm im. Nghe Thầy Tâm khơi lại những vấn đề liên quan đến việc xảy ra tai nạn, Tôi nhớ lại tất cả nhưng cố giấu tội mình và làm bộ quên hết. Thật ‘kinh hoàng’! Chúa ôi! Ngài sẽ không chịu để con người lừa dối Ngài. Bằng mọi cách, Ngài lấy lại tất cả những gì con đã thề hứa dâng cho Ngài. Hôm nay giường bệnh đã trở nên Thập Giá, là Luyện Tội ngay ở trần gian cho con. Xin thương xót con Chúa ơi!
Thầy Tâm ra về vì nghĩ rằng tôi không thể nhớ được những điều xảy ra trước đây.
Còn lại một mình nằm trên giường. Những vạt nắng cuối ngày nhẹ nhàng trườn mình qua khe cửa sổ, vào nằm ngay trên giường của Tôi, những vạt nắng đã khơi gợi trong tôi một niềm an ủi vì nghĩ rằng: Chúa vẫn còn thương con nên ngày ngày Chúa ghé thăm con khi con đang nằm trên Thập Giá, khi con đang bị giam cầm trong Luyện Tội là cái thân xác tàn tật đợi ngày được Chúa giải thoát. Tư tưởng này động viên tôi thêm nhiều hối cải và tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa hơn.
Giường bệnh cũng là ‘hoang mạc’ cho tôi có thời gian nhìn lại quá khứ.
Lòng hối tiếc, tôi trầm ngâm suy nghĩ trong đau đớn vì tội. Còn đâu nữa những buổi kinh chung, những giờ nguyện gẫm và tham dự Thánh Lễ thật sốt sắng trong Cộng đoàn? Nhớ từng khuôn mặt từng giọng nói tiếng cười của các anh em trong Hội Dòng! Chẳng trông mong đến bao giờ còn được đóng vai “Thầy giảng”! Nước mắt lại dâng trào ứ nghẹn ở tim. Tiếng lương tâm đã không ngừng trách cứ: Tôi chính là kẻ “Ngoại tình”, phản bội tình yêu của Chúa. Tôi đã sống “phản chứng” khi khuyên dạy người khác sống “chung thủy” trong bậc vợ chồng mà chính tôi lại đánh cắp và phá đổ hạnh phúc của người khác. Tôi đã bị ngã gục trước những mơn trớn nhầy nhụa đầy êm ái của Satan. Tiếng lương tâm luôn ray rứt tôi.
Nước mắt tràn mi tỏ lòng sám hối. Tôi hướng lòng về Đức Mẹ. Người Mẹ mà tôi đã bao lần đề cao tấm gương trinh khiết khi Mẹ là một thôn nữ nhà quê, yếu mềm, xinh đẹp, khấn dâng mình cho Đức Chúa, mà phải sống kề cận với một nam nhân! hằng ngày, sống bên cạnh dịp tội! thế sao thôn nữ trẻ đẹp và anh chàng Giuse (phải đóng vai Cha Nuôi Đấng Cứu Thế) vẫn cùng nhau giữ mình trinh khiết được? Rồi cũng có các bậc đàn anh cao niên trong dòng, đã để lại những tấm gương: khi các Ngài giữ trọn ba lời khấn và cuộc sống hồn nhiên, thanh thoát trong đời sống ơn gọi dâng hiến, đời tu của các Ngài an nhiên và hạnh phúc cho tới lúc tuổi đà xế bóng. Phải chăng các Ngài cũng đã từng anh dũng chiến đấu để bảo vệ đức Khiết tịnh? Nêu cao gương vâng phục và thanh thoát trong đức nghèo khó? Có thể các ngài cũng đã phải chiến đấu đến đổ máu? Đã mang thân phận con người chắc hẳn không còn con đường nào khác, nhưng chỉ khác nhau mỗi người biết tự chủ và tìm ra được lối thoát cho mình. Chắc một điều là: những người đã có công chiến đấu thì Thiên Chúa tình yêu sẽ ban cho họ cuộc chiến thắng. Chiến thắng vĩ đại là chiến thắng chính mình.
Xin Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse thương Con hèn yếu. Xin các Ngài cùng con chiến đấu chống lại chính cái tôi dục vọng của con.
***
Chiều đến, từng cơn gió nhẹ thổi qua khung cửa, Lòng tôi nặng trĩu một nỗi buồn khi nhìn Mẹ già lẹt khẹt với cây chổi để quét những cánh lá vàng, rụng bay ở sân, cho tới khi tắt nắng. Một tay cầm chổi, tay kia đung đưa chuỗi hạt màu gụ, miệng lâm râm mấp máy lời kinh Mân Côi, cứ như thế hết ngày này qua ngày khác. Sau đó Mẹ vào dọn cơm chiều, lấy cơm nghiền nát ngồi đút từng miếng nhỏ cho Út. Nước mắt Mẹ đã khô. Gánh nặng cuộc đời đè trên đôi vai mảnh khảnh đã bị còng nhiều, sau quãng đời dài hi sinh vì chồng, vì con, hết con lại đến cháu. Mẹ không bao giờ than trách, trái lại những lời kinh nguyện đã thay lời dạy bảo và gương sáng của một người Vợ, người Mẹ và người Bà trong một gia đình đầy ‘chất Chúa’.
Hôm nay tôi mới nhận ra rằng: cuộc đời tôi có và còn sống sót trên trần gian như ngày hôm nay là nhờ công đức của Bố Mẹ, những lời cầu nguyện, những chuỗi kinh Mân Côi, đời sống đạo đức, hi sinh và gương sáng của Bố Mẹ. Một thói quen rất tốt lành: ít nhiều gì, dù bận rộn vất vả cả ngày nhưng không gao giờ bỏ qua giờ kinh tối đọc chung cả gia đình. Chuỗi kinh Mân Côi và những lời nguyện tắt đã thấm vào lòng các thành viên trong gia đình, đã trở thành một điệp khúc vui. Nhờ có thói quen tốt lành đó, dù nằm bất động trên giường, tôi vẫn không ngớt dâng lên Đức Mẹ những lời kinh chúc tụng Mẹ Ave Maria và những lời nguyện tắt: “Giêsu-Maria-Giuse con mến yêu, xin thương cứu lấy Linh Hồn con”.
Bố tôi. Một người Cha đã hi sinh cả quãng đời niên thiếu đầy nhựa sống cho gia đình, cống hiến hết khả năng, tài năng và sức khỏe cho xã hội. Hôm nay tuổi già sức yếu, nhìn Bố khòm khòm tới lui trong nhà, ngoài sân, để trông chừng Út, thi thoảng Bố đến bên giường nắn nhẹ tay chân, hỏi han và an ủi nhắc nhở tôi hướng lòng về Chúa, Bố nói:
-Hôm nay con thấy trong người có khá hơn không? Con đã vì bổn phận của Nhà Dòng mà bị như thế này thì hãy vui lòng đón nhận Thánh Giá. Bố Mẹ sẵn sàng gánh chịu những khó khăn để chăm sóc con thay cho Nhà Dòng. Con đang chịu sự khốn khó thay cho nhiều người. Giả như có thể đổi được thì Bố xin Chúa cho được chịu thay con.
Những lời chất chứa tình yêu thương của một người Cha trầm tĩnh, nói ít, hay cười, không bao giờ nóng giận, thường tạo bầu khí nhẹ nhàng, vui vẻ, thanh thoát trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Gương sáng và tấm gương đạo đức của Bố Mẹ đã bén rễ, ăn sâu vào lòng tôi. Tôi nhắm mắt để nhìn lại những lỗi lầm và dâng lời cầu xin tha thiết lên Đức Mẹ: “Xin Đức Mẹ ra tay làm một phép lạ cứu con một lần thôi, con thống hối tội con rồi”.
Anh Hai, đã có vợ và hai người con: một trai, một gái. Anh chị cất nhà ngay trong đất của Bố Mẹ với mục đích gần gũi để qua lại giúp đỡ Bố Mẹ thay các em. Mỗi buổi chiều đi dạy học về, anh dành thời gian phụ với Bố Mẹ lo cho Út. Cơm chiều xong, nghỉ ngơi đôi chút Bố Mẹ đọc kinh tối trong gia đình. Sau giờ kinh chung Bố Mẹ còn cầu nguyện lâu giờ trước tượng Chịu Nạn và tượng Ba Đấng.
Nằm trên giường, theo kinh cùng Bố Mẹ. Tôi nhớ lại những ngày còn nhỏ, ngồi trong lòng Bố, sà vào lòng Mẹ để nghe những câu truyện kể về Thánh Kinh, để học những câu Giáo lí và các kinh ngày thường, anh em chúng tôi đùa chơi trong yêu thương và chuẩn bị giờ kinh tối. Những kỉ niệm êm đềm đó giờ đây chỉ còn lại hai bóng hình lọm khọm già nua, ngôi nhà vắng vẻ, không khác nào bầy chim con đã đủ lông đủ cánh tự tách mình ra khỏi tổ để bay vào đời! Tôi thầm khóc và nhớ lại bài hát “cầu cho cha mẹ: … mai con lớn khôn rồi, ra đi tung cánh trong đời, dù xa vô bờ, vẫn nhờ tới tình mẹ cha …”
Tôi đưa mắt liếc nhìn qua trước bàn thờ Thiên Chúa, nhìn thấy nước mắt Mẹ đầm đìa, Mẹ đưa cao chuỗi hạt trước mặt rồi thưa với Đức Mẹ điều gì đó.
Ánh nến lập lòe nhảy múa làm rung động hình ảnh của Bố Mẹ phản chiếu trên tường đã khích động tôi cười thành tiếng, khiến Bố Mẹ giật mình quay lại nhìn tôi, Bố lạng chạng đứng lên nói lớn:
– Ôi! … Lạy Chúa! … Út … cử động được hai tay. Đưa hai tay lên ngực được rồi Mẹ nó ơi!
Tôi nói nhỏ:
- Chúa và Đức Mẹ nhận lời cầu nguyện của Bố Mẹ, Con đã được cứu chữa! Con muốn được ngồi dậy, con muốn cùng Bố Mẹ Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ.
Bố giọng run run không tin ở mắt và tai của mình, đập nhẹ vào đùi của Mẹ:
- Mẹ nó ơi! Út cử động được hai tay rồi!
Mẹ gạt nước mắt, cười trong bàng hoàng:
- Út. Con …
Tôi cảm thấy có một ‘siêu lực’ cho tôi gượng ngồi lên. Tôi nói:
- Con đã ngồi dậy! Con muốn cùng Bố Mẹ và gia đình dâng lời tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Đức Mẹ chữa lành con khi Con cùng Bố Mẹ đọc hết chuỗi kinh Mân Côi tối nay.
Tôi lựng khựng vịn vào thành giường để đứng lên nhưng nửa người bên trái còn lệt lệt, tôi bước tới ghế. Vì bị tổn thương cột sống cổ rất nặng nên nửa người bên trái còn yếu. Vợ chồng anh Hai và con cái có mặt, cùng Bố Mẹ cất kinh tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Tôi khóc, nhìn mọi người và nói:
- Thời gian qua, chín tháng trời về đây với con người tàn tật, yếu đuối! là cả một gánh nặng cho gia đình, là cả một bầu trời đen tối, không hi vọng có ngày hôm nay, cho dù con biết con không thể bình phục hoàn toàn, nhưng đó là nhờ lòng Chúa còn thương xót con. Và nhờ Bố Mẹ, anh chị, gia đình đón nhận con, phục vụ con trong một niềm tin và chan chứa tình yêu thương. Nằm bất động, mắt nhắm nghiền nhưng tâm trí con lúc nào cũng hướng về Chúa và Đức Mẹ, hướng về gia đình. Gia đình là nôi ấp ủ con khi bình an. Nâng vực con khi yếu đuối. Đồng hành với con trong bổn phận. Những ngày tháng còn lại trên đời con nguyện sống tốt hơn để Chúa không buồn và gia đình không phải nặng lòng vì con.
Bố gật đầu, chân run run vì mừng cho đứa con tưởng chừng không có ngày bình phục, Bố nói:
- Con không phải nghĩ xa. Bố Mẹ là nơi Chúa cho con nương tựa từ khi con được làm người. Chăm sóc con cái là bổn phận của Bố Mẹ. Bố rất vui vì con đã được chữa lành. Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ.
Mẹ bật khóc, khóc vì thằng Út “sống lại”. Lòng Mẹ tan nát khi nghe con ‘mất tích’. Tim Mẹ thắt lại khi nhìn thấy con bị bầm dập không còn nguyên hình người, sau chín tháng nằm bất toại nay được ơn chữa lành. Mẹ choàng hai tay ôm chặt Út vào lòng như sợ mất con một lần nữa. Nước mắt Mẹ tràn tuôn xuống hai gò má đã bị nhăn nheo theo tuổi tác, Mẹ nói:
- Con là con của Mẹ. Mãi mãi con là Út của Mẹ như ngày con còn bé. Nhưng con cũng là người của Chúa! con hãy sống những ngày còn lại cho xứng đáng, đừng để phụ ơn Chúa!
Nghe được những lời từ miệng Mẹ vừa nói ra, tôi cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng: Phải chăng, Chúa đã dùng lời của Mẹ nhắc nhở tôi phải trung thành với Chúa. Chúa đã khóc vì sự bất trung của tôi?
Sau chín tháng. Tôi được trở về Cộng đoàn. Niềm vui trào tràn trên khuôn mặt Cha Bề Trên và tất cả anh em trong Cộng Đoàn khi biết tôi được ơn chữa lành cách đặc biệt. Riêng tôi cảm thấy hổ thẹn với Chúa với lương tâm, vì trong mắt mọi người tôi vẫn còn được coi là một Tu sĩ “mẫu mực” đã bị tai nạn trong lúc thi hành Sứ Vụ của Hội Dòng. Tôi mang trong mình một mặc cảm: “mình đang lừa dối mọi người”!
***